Chủ
nhật mới rồi tôi có một cuộc gặp cảm động.
Anh
Quý đại đội trưởng cũ từ Hương Sơn, Hà Tĩnh vô Sài Gòn thăm con ở khu K300 Cộng
Hòa, rất gần nhà tôi. Thế là ới thêm anh
Hợi chính trị viên đại đội, kêu thêm thằng Nguyên B3, thằng Huệ y tá (thằng Nguyễn
Quang Ngọc B2 đang là PV báo Nông nghiệp đi công tác Phú Quốc không về kịp). Vậy là có đủ một nhóm 5 cựu
chiến binh của đại đội trinh sát C20 Sư đoàn F341 Quân đoàn 4 vui mừng gặp lại nhau sau 38 năm rời cuộc chiến.
Hình
như những người lính cũ hễ có dịp ngồi lại với nhau chỉ nói mỗi chuyện thời đi lính. Nhiều nhất và
xúc động nhất là nhắc về những trận đánh của sư đoàn ở Đồng Xoài, Trảng Bom, Hố
Nai, Suối Đỉa, Xuân Lộc và cuối cùng là tiến vào Sài Gòn đúng ngày 30-4; và
nhất là ngậm ngùi nhắc về những bạn bè, đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống giữa
những cánh rừng cao su Xuân Lộc năm ấy.
Anh Qúy
cứ kể mãi về thằng Tam B1 là thằng trẻ nhất đại đội trở thành liệt sĩ đầu tiên của
C20 trong trận Trảng Bom khi mới 18 tuổi.
Rồi thằng
Ngân sinh viên khóa 10 khoa Sinh cũng nằm xuống không lâu sau đó….
Đau lòng nhất là do đang chiến dịch rất ác liệt, nên hầu hết các bạn bè đồng đội hồi đó nằm xuống đều được chúng tôi chôn cất vội vàng dưới những tán rừng cao su mà sau ngày hết chiến tranh dù có quay lại tìm nhưng hầu như không xác định được mấy người. Nay thì thân xác các bạn đều đã hoà trộn với đất rừng miền Đông.
Đau lòng nhất là do đang chiến dịch rất ác liệt, nên hầu hết các bạn bè đồng đội hồi đó nằm xuống đều được chúng tôi chôn cất vội vàng dưới những tán rừng cao su mà sau ngày hết chiến tranh dù có quay lại tìm nhưng hầu như không xác định được mấy người. Nay thì thân xác các bạn đều đã hoà trộn với đất rừng miền Đông.
38
năm về trước, năm 75, dù đã đi qua cả một chiến dịch đại thắng thì tôi với
thằng Nguyên cũng chỉ mang quân hàm hạ sĩ, còn anh Quý xê trưởng là thiếu úy,
anh Hợi là trung úy.
Thằng
Nguyên với tôi sau ngày ra quân trở lại trường Vinh tiếp tục học đại học hồi
tháng 12-1975. Lang bạt kì hồ thế nào bây
giờ cùng sống ở Sài Gòn mà nhà tôi lại cách nhà nó chỉ một con đường dù bên này
đường là một phường và bên kia đường là một phường khác.
Anh
Hợi và anh Quý với thằng Huệ y tá ở lại
cùng cả sư đoàn sang đánh nhau với Pôn Pốt bên Campuchia năm 1979. Rồi anh
Quý phục viên với quân hàm đại úy về quê sinh sống. Anh Hợi đi học thêm quân chính
về làm giảng viên của học viện chính trị quốc gia HCM trên quận 9. Anh về hưu
đã 6 năm nay và định cư luôn ở quận 9. Thằng Huệ y tá thì học thêm để thành bác
sĩ bệnh viện quân đoàn 4, mới về hưu năm ngoái, nay có nhà ở cư xá Bắc Hải.
38
năm trước, khi tiến vào Sài Gòn đúng ngày 30-4, anh Qúy và anh Hợi già nhất đại
đội C20 nhưng cũng chỉ mới 28 tuổi, cũng chỉ mới là U28. Gọi là lớn nhất mới đúng. Tôi với thằng Nguyên, thằng Huệ y tá sinh cùng
năm 54 thì chỉ mới đi qua tuổi 20.
Đúng là:
Có một thời như thế giữa rừng già
Ta hồn nhiên đi hết thời tuổi trẻ
(Thơ đã đăng báo của tôi đấy)
Bây giờ gặp lại nhau vẫn là giữa Sài Gòn nhưng tóc người nào cũng bạc trắng. Rõ là già rồi nhưng sao những câu chuyện về một thời lính tráng đạn bom khốc liệt và những nụ cười thì vẫn trẻ.
Đúng là:
Có một thời như thế giữa rừng già
Ta hồn nhiên đi hết thời tuổi trẻ
(Thơ đã đăng báo của tôi đấy)
Bây giờ gặp lại nhau vẫn là giữa Sài Gòn nhưng tóc người nào cũng bạc trắng. Rõ là già rồi nhưng sao những câu chuyện về một thời lính tráng đạn bom khốc liệt và những nụ cười thì vẫn trẻ.
Kết
thúc cuộc gặp, anh Hợi như vẫn mang máu me của thời làm chính trị viên đại đội
chốt lại: Thiệt thòi nhất vẫn là những đồng đội đã hi sinh; còn mấy anh em ta đây,
vẫn còn sống, vẫn đi lại, vẫn nói cười được với nhau như thế này
là đã lãi lắm rồi.
Đúng
thế. Và cũng vì thế mà mấy anh em tôi thấy thanh thản vô cùng.
Tối
đó về, ngồi gõ xong mấy dòng này trên bàn phím, tôi chợt gõ thêm mấy câu thơ, một
thể loại văn học mà lâu lắm tôi không đụng đến bởi cho rằng nó chỉ dành cho mấy
anh chàng ngu ngơ, khù khờ với tâm hồn treo ngược trên cành cây. Cũng chính vì có mấy câu gọi là thơ này mà
tôi ngâm bài viết này đến tối nay mới post lên để bạn bè cùng đọc.
THÁNG TƯ VỀ
Tháng Tư nào không nhức
nhối bạn ơi
Cuộc chiến xa ba tám năm về trước
Ngồi với nhau giữa Sài Gòn mơ ước
Mà ngậm ngùi nhớ đồng đội khôn nguôi
Ba tám năm mà như hôm qua
Bạn cùng tôi vượt cánh rừng rụng lá
Súng nổ chân trời
hướng Sài Gòn băng tới
Để hôm nay vời vợi nhớ bạn xưa
Tháng Tư trời Xuân
Lộc xanh hơn
Phía Trảng Bom như vẫn nghe súng nổ
Rừng cao su nơi bạn tôi nằm lại
Để một đời xanh suốt tuổi hai mươi
Tháng Tư về đồng đội có hay
Kỉ niệm xưa một thời nhớ mãi
Dẫu tóc bạc da mồi, dẫu miệt mài kiếm sống
Chẳng thể nào quên những đồng đội không về
Tháng Tư này bạn có lắng nghe
Trong gió thoảng lời khấn thầm thiêng lắm
Bạn nằm đâu xin hãy về chứng giám
Những hương hồn đồng đội của tôi ơi.
14/4/2013
Chính trị viên Hợi (mới nhuộm tóc) và xê trưởng Quý, cả 2 cùng tuổi 66
Với nụ cười trẻ mãi
TEM nhé!
Trả lờiXóaBạn biết không tháng trước Thành hát song ca cùng một anh bài "Đồng Đội ơi"
Tôi gọi mãi sao đồng đội không thưa
Mà mưa cứ rơi, gió cứ gào cứ thét
Mà cứ thẳng hàng ngang hàng dọc
Hết giặc rồi sao không dậy mà vui...
Thành chỉ hát được một khổ đầu và rồi cổ nghẹn lại...khi trong đầu Th hiện về những ký ức thời đạn bom, cảnh đứa bạn chết không toàn thây cả lũ bổ đi nhặt từng mảng tóc, cánh tay...
Thương quá!
Chúc các bạn, các anh đã đoàn tụ ở SGN
Thế hệ bọn mình sống với nhiều kí ức sâu xa lắm. Trong đó kí ức về những đồng đội đã nằm lại chiến trường mà đa số không tìm lại được hài cốt là xót xa nhất.
XóaNhớ về họ không nghẹn ngào mới lạ
Tình cờ vào Blog anh được biết các anh thuộc "những người làm nên lịch sử" thật đáng khâm phục ! Chúc anh luôn giữ mãi tinh thần của người chiến sĩ .
Trả lờiXóaCảm ơn CND đã ghé thăm. Chúc chị ngày nghĩ lễ nhiều niềm vui.
XóaBài thơ xúc động gợi nhớ những người bạn xếp bút nghiên ra trận không kịp chia tay , ko hẹn ngày về và vĩnh viễn nằm lại. Chiến tranh đã đi qua 38 năm mà bao nỗi đau vẫn chưa khép lại.Những ngày tháng tư này, biết bao người vui và cũng ko ít người buồn.Chúc mừng các anh những người 'bên thắng cuộc" trở về và được đoàn tụ.
Trả lờiXóaBên thắng cuộc ni đang mơ về Bên thua cuộc đấy.
XóaAnh HTS đã đọc hết " Bên thắng cuôc" chưa? Mơ hơi ngược đời đó nghe. Nhưng cũng phải thổi kèn lên chúc mừng người bại trận chết chìm dưới đáy biển sâu mới có bên thắng cuộc hi hi ...
Trả lờiXóa