Chử Anh Đào
Phải
90 vạn năm sau khi vượn thành người, nhân loại mới bước vào đời sống thẩm mĩ mà
trong đó, cái Đẹp là đối tượng quan tâm hàng đầu. Các nhà bác học Hi Lạp cổ đại:
Pi ta go, Xô crat, Hêracrit, Arixtôt; các nhà lí luận thời Khai sáng: Vonte, Đi
đrô; các nhà lí luận dân chủ Nga: Bêlinxki, Secnưsepxki, Đôblôliubôp; các nhà
lí luận của chủ nghĩa Mac- Lê nin đã cùng nhau theo thứ tự trước sau hoàn chỉnh
khái niệm về “ cái Đẹp”. Cái Đẹp- đó là sự cân đối, hài hòa, phát triển ở mức
độ cao nhất so với những sự vật, hiện tượng cùng loại với nó. Nhà văn Xtăng đan
quan niệm: “ Cái Đẹp mời gọi hạnh phúc.”
Hơn
một thập niên qua, cùng với sự chạy chọt vinh danh các danh hiệu “ kì quan”, “
di sản văn hóa phi vật thể”, các công trình“to nhất, dài nhất, cao nhất Đông
Nam Á, nhì thế giới” của những người háo danh và tự sướng, nước ta nở rộ và
được mùa các cuộc thi hoa hậu: hoa hậu hoàn vũ, cố đô, biển, quí bà, Tây
nguyên, dân tộc, duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long…Hãy khoan nói về
thí sinh, mục đích, phương pháp tổ chức, nhà thơ Nguyễn Duy quan sát sâu sắc và
nhạy bén những người ngồi dưới “ đấu trường”:
Thiên
hạ buông lơi cái nhìn thành thực
Ban
giám khảo có vẻ nhìn nghiêm túc
Nhà
khoa học có dáng nhìn chừng mực
Nhà
đạo đức nhìn he hé mắt
Nhà
chức sắc nhìn nghiêng
Nhà
phê bình nhìn xiên
Nhà
thơ lơ mơ nhìn cuốc hóa gà
Nhà
nhiếp ảnh nhìn vằn vặn vèo vẹo
Nhà
báo nhìn lắt la lắt léo
Nhà
buôn nhìn lươn lươn lẹo lẹo…
Và
tác giả linh cảm:
Hậu
hoa hậu còn gập ghềnh lắm
Thua
cũng thương mà thắng cũng thương
(
Hoa hậu vườn nhà ta)
Đã
có những tình huống , nhại theo nhà thơ họ Nguyễn: “ Cười cũng thương mà khóc
cũng thương”. Đồn rằng trong cuộc thi hoa hậu quí bà ở Huế, một thí sinh miền
Trung đã thắc mắc với ban tổ chức: Lộn của em một kí(!) ( Dân miền Trung phát
âm lẫn lộn thanh Nặng(.) với thanh Huyền(-) Ban tổ chức thanh minh chúng tôi
cân toàn bộ chứ không cân từng bộ phận! Lại có những thợ phượt lên vùng cao
rình thiếu nữ Thái tắm tiên, tìm hoa hậu xứ Mường. Bác nông dân đang cày nương
chỉ vào sau đít con bò cái mà rằng: Hoa hậu nhà tao đấy! Được biết một lãnh đạo
cấp cao của nhà nước ta sinh thời cũng phản đối thi hoa hậu. Ông bảo: Thi hoa
hậu mần răng? Vậy để những người xấu chui lộ
mô? Người ta tủi thân chết. Thà thi bắn súng còn hơn, hỉ.
Vừa
đây, tại Hà Nội, tên cuộc thi “ hoa hậu người khuyết tật” được đổi thành cái
tên nặng mùi văn chương hơn: “ Hoa hậu vầng trăng khuyết”. Đã có mười thí sinh
lọt vào vòng chung khảo, trong đó có người bại liêt, người khiếm thính, khiếm
thủ…Tài năng, tư cách và nghị lực sống của họ thật đáng để những người lành lặn
khâm phục. Nhưng xin nhớ, họ là những người cực kì nhạy cảm về bản thân và môi
trường. Họ đã từng chết một lần vì bệnh tật, tai nạn, xin đừng để họ chết lần
thứ hai vì một ánh mắt, một phát ngôn hay một nụ cười vô tình của ai đó về
những khiếm khuyết của họ trong kì thi này. Chạm vào nỗi đau của người khác là
một điều cực kì không nên, thậm chí còn là tội ác!
PK
15.4.2013
C.A.Đ
Thiên hạ buông lơi cái nhìn thành thực
Trả lờiXóaBan giám khảo có vẻ nhìn nghiêm túc
Nhà khoa học có dáng nhìn chừng mực
Nhà đạo đức nhìn he hé mắt
Nhà chức sắc nhìn nghiêng
Nhà phê bình nhìn xiên
Nhà thơ lơ mơ nhìn cuốc hóa gà
Nhà nhiếp ảnh nhìn vằn vặn vèo vẹo
Nhà báo nhìn lắt la lắt léo
Nhà buôn nhìn lươn lươn lẹo lẹo…
Hay lắm, chắc LB nhìn hơi bị méo, hì..., chúc chiều vui.
Nàng hoa hậu nhìn hơi bị khéo
XóaBà xã TT đã từng ở trong Ban tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Quý bà...Té ra cái gì cũng cần...chạy! Chạy để được thi, chạy để được giải...Có một cô xinh đẹp nhưng vì bị phãu thuật mũi (nghe đâu có vấn đề về vách ngăn) và thế là phải chạy để được thi...
Trả lờiXóaCHẠY là một nét văn hóa của người Việt, dù là ở bất cứ lĩnh vực nào.
Xóa