28 tháng 5, 2016

Miền Tây kí sự

Tính tôi hễ cứ được đi là thích dù là đi bất cứ nơi đâu. Đi nước ngòai người ta đi Tây đi Mĩ thích đã đành, tôi đi Lào đi Campuchia cũng thích. Trong nước cũng vậy, đi đến miền nào tôi cũng thích. Đi miền Đông, miền Tây, Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc gì tôi cũng thích hết. Nhưng lạ một điều là với những chuyến đi về miệt miền Tây dù đã đi rất nhiều lần, nhiều đến mức không nhớ là mấy chục lần nhưng lần nào đi tôi cũng có rất nhiều cảm xúc.
Phải chăng vì sông nước miền Tây hiền hòa mát mẻ, vì con người miền Tây chất phác hiền lành; hay vì những món ăn dân dã miền Tây cuốn hút tôi… Có lẽ là tất cả. Chỉ biết là lòng tôi luôn dạt dào náo nức mỗi khi được về với miền Tây, về với những miệt vườn cây trái sum suê.
Cách đây mới tròn một tháng, tôi đã có chuyến đi chơi vi vu với những người bạn, người đồng đội Lê Quang Phương, Nguyễn Quang Ngọc, Lê Đăng Sơn từ Tiền Giang Mỹ Tho đến Cần Thơ, Đồng Tháp.

Vậy mà suốt một tuần qua khi cùng hai bạn trong trường làm chuyến công tác đến các Sở GD và ĐT miền Tây, được rong ruổi trên khắp 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi nào tôi cũng đã từng đặt chân đến, tôi vẫn thấy tràn đầy xúc cảm và sung sướng vô cùng.   

Trước hết, đây là chuyến công tác chứ không phải đi chơi với khẩu hiệu "Nêu cao tinh thần trách nhiệm". Người đứng giữa là Dự, Phó GĐ Sở GD và ĐT Cà Mau. Làm việc xong ra cổng chụp hình lưu niệm.


Đi qua huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu ghé vãn cảnh Thánh đường Tắc Sậy, nhà thờ lớn nhất miền Tây, là địa chỉ hành hương của giáo dân cả nước.

Tượng Đức Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, người sáng lập ra họ đạo và thánh đường Tắc Sậy, vì tình nguyện chết thay cho giáo dân được sống, ông bị Việt Minh giết chết năm 1946. Câu nói nổi tiếng của Ông trước khi bị quân VM hành quyết là: "Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết". Bây giờ ai đi qua Bạc Liêu cũng ghé viếng Thánh đường và vái lạy Ông.


Những cung đường đi qua. Nghĩa đang mua vé qua phà Cao Lãnh

Mỗi lần qua một con phà vùng sông nước Cửu Long là một dịp nghỉ ngơi, vãn cảnh 



Tọa độ 0 nơi Đất Mũi. Với người cầm lái vĩ đại tên là Hồ Trọng Nghĩa. Những lần trước để ra được đây tôi phải đi bằng ca nô cao tốc mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Đi ca nô cũng thích nhưng hơi sợ vì tôi nhát nước, không biết bơi. Lần này đã có đường bộ với những cây cầu và cung đường rất đẹp trong một dự án cấp nhà nước mới cắt băng khánh thành chưa được 3 tháng nên đây là lần đầu tiên tôi được ra Đất Mũi bằng đường bộ. Từ TP. Cà Mau ra tới Đất Mũi đúng 100km. 


Doi đất cuối cùng của cực Nam Tổ quốc. Đến đây mà không xúc động không phải là con dân nước Việt


Buổi sáng bên bờ biển Rạch Giá, Kiên Giang


Trong một quán cafe lấn biển ở Rạch Giá. Bên khung cửa sóng biển vỗ ì oạp. Một cảm giác rất xúc động với tôi




Một li cafe đá mát lạnh trên biển Rạch Giá 



Cafe tan chảy như lòng người đang tan chảy


Trên quê hương Bác Tôn, TP. Long Xuyên, An Giang. Dưới chân tượng Bác Tôn


Tại Sở GD và ĐT Kiên Giang (TP. Rạch Giá)


Về Đồng Tháp mà không đến Đầm Sen thưởng thức món chuột đồng nướng lu thì coi như chưa đến Đồng Tháp. 3 chú chuột nướng lu này có giá 114.000 đồng = 38.000đ/con. Ngon nhức răng. Ăn mỗi người một con là ngất ngây.


Và cá lóc nướng quấn lá sen non chấm mắm me. Cũng nhức răng luôn


Cafe võng, một nét văn hóa của người miền Tây trên đường thiên lí. Ngủ một giấc thiệt ngon ở Tiền Giang và không muốn về lại Sài Gòn nữa
  

25 tháng 5, 2016

Đất Mũi

Tôi bắt đầu cho một  chuyến công tác 6 ngày vể miền Tây.

Sáng Đồng Tháp:  


 Chiều Hậu Giang:

                                     Nghĩa - người cầm lái vĩ đại

Ngày thứ 3:

Đường về Đất Mũi



Đất Mũi


Tọa độ 0



Biển Tổ quốc nơi cuối trời



Tổ quốc ta như một con tàu


Mũi tàu ta đó Mũi Cà Mau (Xuân Diệu)


Doi đất cuối cùng của Tổ quốc. Dù đã đến đây 3 lần, mỗi lần đến tôi vẫn xúc động tràn trề như lần đầu tiên


Rừng đước nguyên sinh Năm Căn nơi Đất Mũi



Tấm biển chỉ đường giản dị nhất thế giới

Với những em bé Đất Mũi trước trụ sở UBND xã Đất Mũi - trụ sở UBND xã nơi cuối trời Tổ quốc


Đất Mũi

Khởi đầu Đồng Tháp cho một chuyến công tác miền Tây


Chiều An Giang


Cà mau


Tọa độ 0


Với tất cả niềm xúc động thiêng liêng dù tôi đã đến đây 3 lần


Mũi

22 tháng 5, 2016

Tổng duyệt vườn nhà

Không đi cũng không xong. Chưa mở mắt đã nghe loa đài ông ổng. Nào là quyền lợi và nghĩa vụ. Nào là ngày hội non sông. Đi cho xong quách. Chỗ mình có lão nghị Đương rau muống tái cử. Ghét sẵn từ hồi nào nên 4 phiếu nhà tôi có tên hắn tôi gạch tuốt cả 4.
Bầu xong về nhà lên sân thượng chăm vườn cây cho thư thái. Tổ ông ngày càng to đẹp lên trông thấy. Mấy trận mưa tuần qua làm cho cây cối đâm lộc nảy chồi, lá xanh mơn mởn.

Tổ ong ngày một to lên trông thấy

Tròn như cái nắp nồi


Lá cách


Cây vối nếp


Cây cóc Thái


Mai chiếu thủy

17 tháng 5, 2016

Tháng Tư về

Đến Nghĩa trang Liệt sĩ  Trảng Bom 
viếng người bạn học thời sinh viên khoa văn ĐHSP Vinh, người đồng đội - Liệt sĩ Đỗ Xuân Ngôn





Tháng Tư nào không nhức nhối bạn ơi
Cuộc chiến xa ba tám năm về trước
Ngồi với nhau giữa Sài Gòn mơ ước
Mà ngậm ngùi nhớ đồng đội khôn nguôi  

Ba tám năm mà như hôm qua
Bạn cùng tôi vượt cánh rừng rụng lá
Súng nổ chân trời hướng Sài Gòn băng tới
Để hôm nay... vời vợi nhớ bạn xưa

Tháng Tư  trời Xuân Lộc xanh hơn
Phía Trảng Bom như vẫn nghe súng nổ
Rừng cao su nơi bạn tôi nằm lại
Để một đời xanh suốt tuổi hai mươi

Tháng Tư về đồng đội có hay
Kỉ niệm xưa một thời nhớ mãi
Dẫu tóc bạc da mồi, dẫu miệt mài kiếm sống
Chẳng thể nào quên những đồng đội không về

Tháng Tư này bạn có lắng nghe
Trong gió thoảng lời khấn thầm thiêng lắm
Bạn nằm đâu xin hãy về chứng giám
Những hương hồn đồng đội của tôi ơi.

14/4/2013

3 thằng bạn học cùng lớp khoa Văn ĐHSP Vinh khóa 12. Trái sang: Lê Đăng Sơn, Đỗ Xuân Ngôn, Hà Tùng Sơn. Chúng tôi cùng nhâp ngũ một ngày, cùng ở một đại đội C20 F341, cùng ra trận nhưng đã không được cùng nhau...trở về. Một thằng ở giữa đã hi sinh khi Sư đoàn chúng tôi đánh vào Chi khu quân sự Trảng Bom trong Chiến dịch HCM tháng Tư năm 1975 để thành Liệt sĩ và vĩnh viễn nằm lại Trảng Bom.  





16 tháng 5, 2016

Mùa vàng

Không được mùa nhưng vẫn là mùa vàng:





Bạn tâm giao hiếm hoi nơi công sở: 

                         

11 tháng 5, 2016

Ăn chơi ở xứ Nghệ

Không có phố đông vui để chen nhau một tí cho ra mồ hôi giải cảm như Sài Gòn mà phải lang thang tận những khu rừng “lạnh lẽo” thế này giữa mùa hè nóng bức, kể cũng khổ!



Hồ nước này dài cả trăm cây số từ Tương Dương lên tận biên giới Việt-Lào
(Thủy điện bản Vẽ)




Dân Sài Gòn nhìn thác nước này của Xứ Nghệ không biết có thấy mê không



   
Phía hạ lưu



Vẫn chiếc xe quen thuộc và những đứa cháu yêu.



        Đang loay hoay tìm một góc rừng để trải chiếu ngồi ăn trưa bên quốc lộ 7

                              
 Hình này khuyến mãi kỉ niệm xưa cho tác giả hình ảnh và lời bình - Nguyễn Trung Ngọc: