Đó là câu hát nghêu ngao thấm đẫm chất bi hài của mấy thí sinh mang một
khuôn mặt méo xèo xẹo sau khi bước ra từ phòng thi đại học môn văn khối D. Câu hát đó nhại theo lời của Lorca "Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta" được Thanh Thảo lấy làm lời đề từ cho bài thơ Cây đàn ghita của Lorca. Đó cũng là lời ca trong bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng phỏng theo bài
thơ cùng tên của Thanh Thảo: Cây đàn ghita của
Lorca nằm trong câu 3 của đề thi văn khối D năm nay.
Phải thừa nhận rằng đề thi môn văn của cả 2 khối C và D năm nay quả là
khó nhằn. Ở khối C là tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, khối D là Cây đàn ghita của Lorca của
Thanh Thảo. Cả 2 tác phẩm này hầu như rất ít được nhắc đến trong các buổi luyện
thi đại học ở những lò luyện trên cả nước. Và tôi cam đoan rằng ngay trong
chương trình dạy chính khóa ở PTTH, các thầy cô dạy văn cũng không ít người nhẹ
nhàng lướt qua hai tác phẩm này. Đơn giản vì nó vừa khó hiểu với tuổi học trò,
lại vừa khó thuộc. Nhất là ở bài thơ Cây đàn ghita của Lorca là
một tác phẩm mới được tuyển chọn vào chương trình. Đây là một bài thơ
được viết theo trường phái vừa siêu thực vừa tượng trưng vốn rất mới lạ với
người đọc Việt; hai ý kiến đặt ra từ đề bài lại phiến diện đòi hỏi tư duy rất
sắc sảo của học trò trong quá trình luận bàn. Đó là một nhận định nước đôi
rất gần nhau và nghe ra bên nào cũng có lí: Hình tượng Lorca với ý kiến cho
rằng mẫu nghệ sĩ - chiến sĩ vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ
và tự do nên bị bọn phát xít hành hình. Và cũng có ý kiến cho rằng đó là mẫu nghệ
sĩ thuần túy chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật nhưng bị giết
hại oan. Ra đề thế chỉ nhằm đánh đố học trò.
Mà đa số học sinh vừa đi qua lớp 12 bây giờ học văn như nhai củ
mì trộn với bắp thì lấy đâu ra cảm hứng và tư duy sắc sảo cơ chứ.
Trong lúc đó thì năm nay, với biển Đông đang nóng lên vì vụ dàn khoan HD
981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta, các
thầy luyện thi dồn hết tủ vào tư duy biển đảo và gìn giữ chủ quyền đất nước.
Thậm chí trên mạng xã hội facebook có thí sinh còn nhanh
nhạy rất thời sự đến mức cho rằng nhà văn Tô Hoài mới chết hôm qua, đám tang
còn chưa diễn ra nên hôm nay thế nào Bộ cũng ra đề thi vào Vợ chồng A
Phủ của ông ấy!!!
Vì thế mà ngay khi đọc cái đề, các em đã nghĩ mùa thi đại học này mình chết là cái chắc. Chết với cái đề
kiểu này; chết luôn với tác giả và tác phẩm này. Với tất cả sự hồn nhiên đáng
yêu của tuổi học trò, chúng đã biến câu hát Nếu tôi chết hãy chôn tôi
với cây đàn ghi ta thành ra câu Nếu em rớt hãy chôn em với cái
đề thi văn! như một sự trêu ngươi các giám thị, trêu
ngươi hội đồng thi cho…vui.
Nếu em rớt hãy chôn em với cái đề thi văn!
Chẳng thế mà có ông giáo luyện thi văn lâu năm đã phát biểu rất cảm khái: Với đề thi kiểu này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đốn ngã nốc ao các lò luyện thi chỉ trong gang tấc.
Thiệt là khổ và tội nghiệp cho lũ học trò ăn chưa no lo chưa tới. Thương luôn cả các bậc phụ huynh lặn lội đưa con lên Thành phố thi và trông chờ kết qủa thi cử của con với tất cả niềm hi vọng tràn trề.
Có lẽ trong kì chấm thi tuyển sinh năm nay, các giám khảo môn văn phải vận dụng hết lòng nhân ái để cho học trò tội nghiệp của mình được qua cầu phần nào.
Mệt mỏi và tràn trề hi vọng
Lâu rồi ko vào blog, ko biết đường nào mà lần anh S à. Cả nhà mình cũng ko nhớ lối phải mò mẫm .Ôi cái đầu ngu xuẩn và lẩm cẩm quá đi thôi.
Trả lờiXóaMai em rớt ... xin thầy cứu rỗi...
Trả lờiXóaVan con phai on, vo con phai luyen, huong chi la internet gs
XóaPhải rồi! nhiều thứ bây giờ không ôn, không luyện không ngu mới lạ. Quĩ thời gian còn ít quá mà lòng tham thì không cùng Gs à.
Xóa