Bằng giờ năm ngoái tôi làm việc ở ĐHHS và được
cử đi coi thi THPT quốc gia 2018 cùng với 120 GV, NV của trường. Có lẽ trần đời
của một GV, đi coi thi THPT QG là một công việc đày ải theo đúng nghĩa của
nó.
Đúng 5AM xe xuất phát từ CS 8 Nguyễn Văn Tráng Q1. Nhà cách trường cả chục km nên 4h đã phải thức dậy, làm các thủ tục vệ sinh cá nhân xong 4h30 phi lên trường, vừa bước lên là xe chạy.
Điểm thi của ĐHHS là Trường THPT Phạm Văn Sáng tít trên Xuân Thới Thượng Hóc Môn, cách Q1 vài chục km. Xe chạy cả tiếng mới tới nơi. Ngồi trên xe tôi tranh thủ lấy cái bánh càng cua mua từ chiều hôm trước ra gặm để lấy sức làm việc.
Mỗi hội đồng thi ở TP. HCM có ít nhất 20 phòng thi, mỗi phòng gồm 24 thí sinh. Lãnh đạo hội đồng thi đã rất sáng suốt khi xếp mỗi phòng thi (buổi nào cũng vậy) gồm 1 giám thị là GV phổ thông, 1 giám thị là GV đại học. Nói sáng suốt bởi suốt 4 ngày coi thi tôi thấy các thầy cô là GV phổ thông rất thạo việc. Hầu như họ làm hết mọi việc của cả phần tôi một cách rất nhiệt tình và tự giác, tôi chỉ việc đứng tựa cửa ngắm nhìn cô giáo giám thị 2 tác nghiệp và các thí sinh làm bài.
Điều tôi sợ nhất khi coi thi là kí nhầm chỗ vào tờ giấy thi của thí sinh bởi trên đó có rất nhiều ô dành cho các loại CB coi thi, chấm thi... kí. Nếu lỡ mà tôi kí vô chỗ dành cho cán bộ chấm thi thứ nhất/thứ 2 là đủ để kỉ luật cảnh cáo rồi. Mà chuyện này thì ngu ngơ như tôi là rất dễ phạm lỗi.
Sau khi hoàn tất chuyện kí tá, tôi về cái ghế dành cho giám thị 1 trên bàn GV ngồi, tranh thủ ngắm phong cảnh Hóc Môn qua khung cửa kính. Cô giám thị 2 cũng có một cái ghế ở cuối phòng thi. Dù ngồi trên nhưng chả mấy khi tôi nhìn thấy thí sinh giơ tay xin thêm giấy thi, trong lúc cô GV PT ngồi dưới lại phát hiện rất nhanh và phục vụ thí sinh rất kịp thời. Tôi phục lăn các đồng nghiệp GV PT, không có họ thì tôi gay to, khó mà hoàn thành nhiệm vụ.
Ngồi buồn, thỉnh thoảng tôi bước xuống mượn cái đề thi của thí sinh liếc qua. Sao mà nó dài và khó và phức tạp thế. Với 6 môn thi, may ra có môn văn, môn sử và GDCD là tôi làm được, còn các môn khác tôi đọc xong đề mà rùng cả mình. Mỗi đề thi trắc nghiệm gồm 60 câu dài kín 2 mặt giấy A4, câu nào cũng như đánh đố với 6 đáp án, biết chọn cái nào để khoanh tròn. Thế mà các em Hs 12 làm cứ nhoay nhoáy. Điều đó cũng khiến tôi phục lăn.
Ví dụ 1 câu trong môn GDCD lớp 8: Vì sao Luật hôn nhân và GĐ quy định nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn. Trong lúc nam hay nữ thì đến 18t là cũng đều đủ quyền công dân như nhau nhưng tại sao bọn con trai phải thêm 2 năm nữa mới được lấy vợ trong lúc bọn con gái có thể lấy chồng ngay từ năm 18t. Chỉ có thể giải thích là do bọn con trai ngu hơn con gái nên buộc phải lấy vợ khi đủ 20t. Nếu cùng tuổi, bọn con gái đã dư sức làm chị, thậm chí làm mẹ, làm cả bà nội bọn con trai nên luật HN và GĐ phải quy định như thế. Chả biết tôi trả lời thế có đúng không.
Học hành thế có họa là ngang với đánh đố. May mà tôi đã thành giám thị rồi chứ mà còn làm thí sinh như các em HS 12 ngày nay thì tôi thi trượt THPT là cái chắc.
Sau mỗi buổi thi, có một điều sợ hãi nữa là các bài thi và tờ giấy thi của thí sinh có đầy đủ không. Chứ nó thi 1 tờ mà mình ghi lên 2 tờ là toi. Ngược lại cũng toi luôn. Chỉ đến khi thư kí dán niêm phong bì đựng bài thi, lập biên bản nhận bài thi xong, cả 2 giám thị và thư kí cùng kí tên lên tờ giấy mỏng niêm phong túi đựng bài thi mới thấy nhẹ cả người. Mỗi ngày coi thi được Bộ GD và ĐT bồi dưỡng 120k, trường ĐHHS cho thêm ngần ấy nữa là 240k mà trách nhiệm thì to như núi và độ nguy hiểm thì lớn như phải lặn xuống đáy đại dương. Ngán.
Buổi trưa thi xong, các thí sinh được cha mẹ đem xe hơi, xe máy rước về nhà ăn nghỉ, giám thị chúng tôi làm suất cơm hộp qua loa rồi kiếm cái ghế bỏ đi đâu đấy dọc hành lang ngả lưng nằm lấy sức chiều coi thi tiếp. Nhìn cứ như là dân tị nạn.
Sau một ngày coi thi, tối về nhà nằm ngủ lăn như chết rồi. Phải thức dậy từ 4h sáng, người tôi cứ bã cả ra.
Hết đợt coi thi như vừa thoát ra khỏi một trận đánh mà nguy cơ dính kỉ luật lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu.
Năm nay thoát vụ coi thi ngồi nhà viết tút đăng FB. Sướng.
Đúng 5AM xe xuất phát từ CS 8 Nguyễn Văn Tráng Q1. Nhà cách trường cả chục km nên 4h đã phải thức dậy, làm các thủ tục vệ sinh cá nhân xong 4h30 phi lên trường, vừa bước lên là xe chạy.
Điểm thi của ĐHHS là Trường THPT Phạm Văn Sáng tít trên Xuân Thới Thượng Hóc Môn, cách Q1 vài chục km. Xe chạy cả tiếng mới tới nơi. Ngồi trên xe tôi tranh thủ lấy cái bánh càng cua mua từ chiều hôm trước ra gặm để lấy sức làm việc.
Mỗi hội đồng thi ở TP. HCM có ít nhất 20 phòng thi, mỗi phòng gồm 24 thí sinh. Lãnh đạo hội đồng thi đã rất sáng suốt khi xếp mỗi phòng thi (buổi nào cũng vậy) gồm 1 giám thị là GV phổ thông, 1 giám thị là GV đại học. Nói sáng suốt bởi suốt 4 ngày coi thi tôi thấy các thầy cô là GV phổ thông rất thạo việc. Hầu như họ làm hết mọi việc của cả phần tôi một cách rất nhiệt tình và tự giác, tôi chỉ việc đứng tựa cửa ngắm nhìn cô giáo giám thị 2 tác nghiệp và các thí sinh làm bài.
Điều tôi sợ nhất khi coi thi là kí nhầm chỗ vào tờ giấy thi của thí sinh bởi trên đó có rất nhiều ô dành cho các loại CB coi thi, chấm thi... kí. Nếu lỡ mà tôi kí vô chỗ dành cho cán bộ chấm thi thứ nhất/thứ 2 là đủ để kỉ luật cảnh cáo rồi. Mà chuyện này thì ngu ngơ như tôi là rất dễ phạm lỗi.
Sau khi hoàn tất chuyện kí tá, tôi về cái ghế dành cho giám thị 1 trên bàn GV ngồi, tranh thủ ngắm phong cảnh Hóc Môn qua khung cửa kính. Cô giám thị 2 cũng có một cái ghế ở cuối phòng thi. Dù ngồi trên nhưng chả mấy khi tôi nhìn thấy thí sinh giơ tay xin thêm giấy thi, trong lúc cô GV PT ngồi dưới lại phát hiện rất nhanh và phục vụ thí sinh rất kịp thời. Tôi phục lăn các đồng nghiệp GV PT, không có họ thì tôi gay to, khó mà hoàn thành nhiệm vụ.
Ngồi buồn, thỉnh thoảng tôi bước xuống mượn cái đề thi của thí sinh liếc qua. Sao mà nó dài và khó và phức tạp thế. Với 6 môn thi, may ra có môn văn, môn sử và GDCD là tôi làm được, còn các môn khác tôi đọc xong đề mà rùng cả mình. Mỗi đề thi trắc nghiệm gồm 60 câu dài kín 2 mặt giấy A4, câu nào cũng như đánh đố với 6 đáp án, biết chọn cái nào để khoanh tròn. Thế mà các em Hs 12 làm cứ nhoay nhoáy. Điều đó cũng khiến tôi phục lăn.
Ví dụ 1 câu trong môn GDCD lớp 8: Vì sao Luật hôn nhân và GĐ quy định nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn. Trong lúc nam hay nữ thì đến 18t là cũng đều đủ quyền công dân như nhau nhưng tại sao bọn con trai phải thêm 2 năm nữa mới được lấy vợ trong lúc bọn con gái có thể lấy chồng ngay từ năm 18t. Chỉ có thể giải thích là do bọn con trai ngu hơn con gái nên buộc phải lấy vợ khi đủ 20t. Nếu cùng tuổi, bọn con gái đã dư sức làm chị, thậm chí làm mẹ, làm cả bà nội bọn con trai nên luật HN và GĐ phải quy định như thế. Chả biết tôi trả lời thế có đúng không.
Học hành thế có họa là ngang với đánh đố. May mà tôi đã thành giám thị rồi chứ mà còn làm thí sinh như các em HS 12 ngày nay thì tôi thi trượt THPT là cái chắc.
Sau mỗi buổi thi, có một điều sợ hãi nữa là các bài thi và tờ giấy thi của thí sinh có đầy đủ không. Chứ nó thi 1 tờ mà mình ghi lên 2 tờ là toi. Ngược lại cũng toi luôn. Chỉ đến khi thư kí dán niêm phong bì đựng bài thi, lập biên bản nhận bài thi xong, cả 2 giám thị và thư kí cùng kí tên lên tờ giấy mỏng niêm phong túi đựng bài thi mới thấy nhẹ cả người. Mỗi ngày coi thi được Bộ GD và ĐT bồi dưỡng 120k, trường ĐHHS cho thêm ngần ấy nữa là 240k mà trách nhiệm thì to như núi và độ nguy hiểm thì lớn như phải lặn xuống đáy đại dương. Ngán.
Buổi trưa thi xong, các thí sinh được cha mẹ đem xe hơi, xe máy rước về nhà ăn nghỉ, giám thị chúng tôi làm suất cơm hộp qua loa rồi kiếm cái ghế bỏ đi đâu đấy dọc hành lang ngả lưng nằm lấy sức chiều coi thi tiếp. Nhìn cứ như là dân tị nạn.
Sau một ngày coi thi, tối về nhà nằm ngủ lăn như chết rồi. Phải thức dậy từ 4h sáng, người tôi cứ bã cả ra.
Hết đợt coi thi như vừa thoát ra khỏi một trận đánh mà nguy cơ dính kỉ luật lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu.
Năm nay thoát vụ coi thi ngồi nhà viết tút đăng FB. Sướng.
Giờ nghỉ trưa của CB coi thi.