Tác giả:NB. Nguyễn Thông
HTS: Điều này thì ai cũng thấy rất rõ nhưng viết ra một cách mạch lạc, chân tình như ông này thì không nhiều người làm được. Nhớ hồi khoảng năm 1982, tôi về thăm quê, có tay chủ tịch huyện ghé nhà thăm ba tôi. Khi đó đang dấy lên phong trào thi sáng tác quốc ca để hòng thay cho bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao, tay chủ tịch huyện người Cự Nẫm ngồi vắt chân chữ ngũ đàm đạo với ba tôi và tôi về mấy bài quốc ca được tiến cử trong đó có bài thơ Việt Nam nắng hồng của cha sáu búa Lê Đức Thọ, ủy viên BCT, trưởng ban tổ chức TW được phổ nhạc hàng ngày đang phát trên Đài TNVN để lấy ý kiến nhân dân, tôi nghe hắn ngồi khen lấy khen để như một tay sành nhạc và tự hào cho đảng ta lắm mà tức anh ách. Xong tôi phang ngay một câu: Nhạc nhẽo gì nghe như ếch kêu. Hắn nghe tôi nói lấy làm ngạc nhiên và tức tối lắm cãi lại: Thơ nhạc của ủy BCT mà như ếch kêu à. Ha ha.
Những chữ trên không phải do tôi nghĩ ra, cũng không phải do thế lực thù địch nào vu cáo, mà là chữ dùng của ông Phan Diễn. Ông Diễn người Quảng Nam, con cụ Phan Thanh – một nhân vật nổi tiếng thời Mặt trận Dân chủ 1936-1939. Ông Diễn từng là Ủy viên Bộ Chính trị, đóng đến chức Thường trực Ban Bí thư (tức nhân vật số 2 của đảng, chỉ sau Tổng bí thư). Họ hàng ông Diễn còn có những người là yếu nhân của chế độ, chẳng hạn ông Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam), em ông Phan Thanh, ông Bôi là Thứ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền sau cách mạng tháng 8, Chánh văn phòng chính phủ, người được cụ Hồ hết sức tin cậy; mẹ ông là bà Lê Thị Xuyến từng là Phó chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam…
Những chữ trên không phải do tôi nghĩ ra, cũng không phải do thế lực thù địch nào vu cáo, mà là chữ dùng của ông Phan Diễn. Ông Diễn người Quảng Nam, con cụ Phan Thanh – một nhân vật nổi tiếng thời Mặt trận Dân chủ 1936-1939. Ông Diễn từng là Ủy viên Bộ Chính trị, đóng đến chức Thường trực Ban Bí thư (tức nhân vật số 2 của đảng, chỉ sau Tổng bí thư). Họ hàng ông Diễn còn có những người là yếu nhân của chế độ, chẳng hạn ông Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam), em ông Phan Thanh, ông Bôi là Thứ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền sau cách mạng tháng 8, Chánh văn phòng chính phủ, người được cụ Hồ hết sức tin cậy; mẹ ông là bà Lê Thị Xuyến từng là Phó chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam…
Kể qua như vậy để nói rằng
phát ngôn của ông Diễn không phải dạng ai đó nói vu vơ, nói lấy được, mà là rất
có trọng lượng. Đó là nhận xét của người trong cuộc, “ở trong chăn…” chứ không
phải bị kích động, xúi giục, nhẹ dạ gì (làm sao mà kích động nổi những người
như ông Diễn, nay ông vẫn còn sống và mạnh khỏe, sáng suốt, ai không tin thì cứ
hỏi ông).
Trong bài trả lời báo điện
tử VnExpress đăng ngày 17.12.2016, ông Diễn chắc thấm nhuần tư tưởng của Lênin,
người thầy của cách mạng vô sản thế giới, đưa ra nhận định “Tôi cho rằng, chúng
ta ít nhiều đã có sự chủ quan, có thể gọi là “kiêu ngạo cộng sản” sau chiến
thắng 1975. Việc này có thể hiểu là xuất phát từ những điều tự hào về lý tưởng
và thành công của mình trên con đường cách mạng, nhưng rồi đi quá đà đến xu
hướng chủ quan…” (trích nguyên xi câu). Cũng trong bài trả lời này, ông cựu
nhân vật số 2 còn cho biết chi tiết rất đáng quan tâm đối với những người chép
sử, ông bảo “Trước giải phóng, mỗi năm kinh tế miền Nam được Mỹ viện trợ khoảng
một tỷ USD. Miền Bắc cũng được chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa một lượng
xấp xỉ như thế”. (trích nguyên xi câu). Nếu đúng như ông Diễn nói thì với 1 tỉ
đô như vậy, ở miền Nam ngoài chi cho phương tiện chiến tranh, tiền viện trợ còn
được biến thành nền kinh tế “phồn vinh giả tạo”, dân thực sự được nhờ, được
sung túc, chứ 1 tỉ ở miền Bắc bị chuyển hóa thành vũ khí đạn dược hết để “giải
phóng miền Nam”, nên dân chịu đói khổ thiếu thốn kéo dài suốt mấy chục năm.
Phải nói rằng, trong gầm
trời này, từ thời thượng cổ đến nay, nếu nói về sự kiêu ngạo thì có thể nói
rằng người cộng sản là số 1, vô địch, “thì treo giải nhất chi nhường cho ai”.
Người đời vẫn nhắc với nhau một “tấm gương” điển hình về kiêu ngạo, đố các vị
biết là ai, đó là ông Quan Vũ (còn gọi là Quan Công, Quan Vân Trường) thời Tam
quốc. Ông đứng đầu ngũ hổ tướng của Lưu Bị, tài giỏi, công lao hãn mã khó ai
bì, chỉ có điều ông kiêu ngạo quá lắm. Thiên hạ có thể khen ông nhiều điều, cho
qua chuyện ông xem thường Mã Siêu (và cả Hoàng Trung, Triệu Vân nữa, những
“đồng chí” của ông, tài giỏi chẳng kém ông, thậm chí còn hơn ông) nhưng chỉ với
việc ông khước từ sự cầu hôn của nhà Ngô, họ muốn gả con trai vua Tôn Quyền
lừng lẫy đất Giang Nam cho con gái ông để hai nhà liên kết, nhưng bằng thói
kiêu ngạo ngấm trong máu, Quan Vũ thẳng thừng “con gái ta như loài hổ, lại thèm
gả cho con loài chó à” thì với chính thái độ đó ông đã phết chữ tử vào sự
nghiệp của mình cũng như sự tồn tại của nhà Thục. Thói kiêu ngạo đã giết chết
ông và nhà nước của ông chứ không phải thứ gì khác. Ở đây cũng phải nói thêm
cái “tội” của Khổng Minh, đã biết không thể tin cậy Quan Vũ trong việc giữ Kinh
Châu mà vẫn cứ giao, bởi mấy chữ lời khuyên “Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào
Tháo” đối với một kẻ kiêu ngạo chả có ý nghĩa gì, chả là cái đinh gì.
Kiêu ngạo là gì? Kiêu là sự
ngạo mạn, không chịu phục tùng. Kiêu ngạo là thái độ khoe khoang, ngạo mạn. Kẻ
kiêu ngạo thường tự cho mình hơn người, thậm chí mình là nhất. Kiêu căng ngạo
mạn, trên đời không ai bằng mình. Từ đó dẫn đến coi thường người khác, coi
thường tất cả. Việc gì mình làm cũng hay cũng đúng. Mình chả bao giờ sai. Luôn
nhìn đời bằng nửa con mắt. Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta. Nếu có ai
phê phán phản đối thì lấy làm khó chịu, nhẹ thì chê bai dè bỉu người ta, nặng
thì dùng quyền lực tìm cách vùi dập. Trong mênh mông thế sự, kẻ kiêu ngạo luôn
sống cô độc với vòng hào quang mà nó tự tô vẽ.
Nói cho công bằng, không
phải ai cũng có thể sinh thói kiêu ngạo. Những hạng ngu đần, an phận, rụt rè,
kém bản lĩnh, thiếu tài năng, tầm thường thì không thể là kẻ kiêu ngạo. Những
người cả đời không lập công, không thành đạt thì lấy gì để kiêu ngạo. Phải có
khí chất nhất định của kẻ anh hùng, phải hơn người mới có thể kiêu ngạo được.
Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản
với cốt lõi là tư tưởng Marx – Lenin và học thuyết đấu tranh giai cấp được du
nhập vào Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ 20, người cộng sản đã dần tìm được chỗ
đứng trong đời sống chính trị bởi họ khá khôn ngoan. Họ biết lợi dụng và dựa
vào dân nghèo, nhất là nông dân, lực lượng đông nhất ở một xứ thuộc địa. Những
ông tổ của cộng sản, khi truyền bá học thuyết đấu tranh giai cấp đã khẳng định
“ai nắm được công nông, người ấy sẽ chiến thắng”. Lý luận ấy từng chính xác ở
nơi nào thì tôi chưa rõ lắm, nhưng xứ ta trước năm 1945 thì quả đúng như vậy.
Sau khi đã trở thành lực
lượng chính trị quan trọng, người cộng sản VN từng bước giành thắng lợi. Đó là
nghệ thuật biết thắng từng bước, dù họ biết phải giá đắt máu và nước mắt. Dấu
mốc lịch sử quan trọng vẻ vang nhất là họ khơi dậy được sức mạnh tổng hợp của
quần chúng, khơi mối căm thù giai cấp bóc lột, hô hào nhân dân đứng lên làm
cuộc lật đổ nhà nước thực dân-phong kiến, cướp chính quyền (chữ “cướp” được
người cộng sản trước kia hay dùng, sau có lẽ thấy chối quá mới lặng thầm bỏ),
thiết lập được bộ máy cầm quyền mới vào tháng 8.1945.
Theo dòng lịch sử, trải qua
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm (1945-1954), cuộc nội chiến Bắc Nam
để thống nhất đất nước (1954-1975), cuối cùng người cộng sản đã đoạt chiến
thắng chung cuộc. Đánh ván cờ xương máu, họ đã thắng. Bao nhiêu đau thương mất
mát, biết bao bi kịch ám vào số phận từng cá nhân, từng gia đình, từng vùng đất
ròng rã mấy chục năm trời để có ngày toàn thắng. Tiếp theo nữa, gần nửa thế kỷ,
suốt từ năm 1975 đến nay, người cộng sản hãnh diện mình đã có công trời biển
thu non sông về một mối. Bộ máy tuyên truyền của họ hằng năm bắt mọi người phải
nhớ ơn cái công lao được xây bằng núi xương sông máu của mấy triệu con người.
Trong chiến tranh, do cần
lợi dụng sức dân, người cộng sản đã khéo léo tô vẽ được hình ảnh về chiến sĩ
hết lòng vì nước vì dân, hy sinh quyền lợi cá nhân, bình dị gần gũi, chan hòa
với quần chúng, không ngại gian khổ không sợ hy sinh… Họ đầy ham muốn, nhưng
lúc cần che giấu vẫn biết khôn khéo lui xuống vị trí cần thiết để tạo nên hình
ảnh có lợi trong mắt dân. Có lẽ chính vì thế mà trong cộng đồng dân tộc những
năm đầy ác liệt, người cộng sản được số đông dân chúng tin cậy, giao phó sứ
mệnh chèo lái mà ít mảy may nghi ngờ, lăn tăn. Đội ngũ văn nghệ sĩ “chiến sĩ
trên mặt trận văn hóa nghệ thuật” hoặc với tấm lòng ngây thơ, hoặc có dụng ý,
đã thỏa sức làm thơ, kẻ nhạc, dựng kịch, đóng phim, viết tiểu thuyết… ca ngợi
người cộng sản, nâng họ thành “tên quân cảm tử đi tiên phong”, “như cánh chim
trời không biết mỏi, mỗi bước đi biết mấy yêu thương”. Những hình tượng, hình
ảnh đẹp nhất, có sức lôi cuốn nhất ở trên đời được ví, được gắn với người cộng
sản. Đó là vầng thái dương, đuốc soi đường, nguồn ánh sáng, đỉnh cao chói lọi,
người cầm lái vững vàng, ngọn cờ bách chiến bách thắng, chiến sĩ tiên phong…,
tất cả được báo chí, đài phát thanh, cán bộ tuyên huấn hằng ngày ra rả phong
tặng cho người cộng sản. Nói một cách khách quan, công bằng, không phải toàn bộ
đảng cộng sản ở xứ này, không phải tất cả mọi thành viên (đảng viên) của tổ
chức chính trị đòi độc quyền lãnh đạo xứ này đều xứng đáng đeo những tấm huân
huy chương bốc giời ấy, nhưng thực sự trong đội ngũ họ có những người như vậy,
chỉ có điều rất ít, rất hiếm hoi.
Một trong những sai lầm và
định kiến khó chữa nhất của người cộng sản là họ luôn cho mình đúng. Họ xem
cộng đồng xã hội như một cơ thể, mà họ là bộ óc. Óc chi phối tất cả, điều khiển
mọi hành vi. So với tim gan phèo phổi mắt mũi chân tay thì chỉ óc mới là lý
trí. Có sai cũng vẫn lý trí hơn tim gan phèo phổi. Độc quyền nghĩ, độc quyền
đúng. Không chịu lắng nghe. Ít phục thiện, ít sửa chữa. Từ đó phát sinh ra
những hệ lụy khủng khiếp.
Sinh thời, giáo sư Hoàng
Ngọc Hiến, người nổi tiếng với câu nói “Ấy, cái xứ ta nó thế”, đã viết rằng
những nhà cai trị của chế độ này cần đọc Luận ngữ của Khổng tử. Đừng vội cho
rằng tư tưởng, lý luận của ông Tàu hủ nho đó thì đọc làm gì. Bài Trung chống
Tàu (cộng) không có nghĩa là sổ toẹt hết. Cái nào đúng, đã được thử thách giá
trị qua thời gian thì chả tội gì phải bỏ. Thiển nghĩ rằng, thứ cần bỏ ngay bây
giờ không phải những lời răn của Khổng tử hoặc Hàn Phi tử mà chính là học
thuyết Marx – Lênin, nhất là sự xúi giục đấu tranh giai cấp và lý luận về một
chủ nghĩa xã hội không tưởng của mấy ông tây này, bởi chúng đã quá lỗi thời.
Trở lại cuốn sách nho nói
trên. Trong sách đó có thuyết “Tử tứ tuyệt” gồm: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.
Đáng chú ý, “vô ý” có nghĩa là trong bất kỳ xã hội hoặc thể chế nào, không được
dành đặc quyền cho ý kiến quan điểm nào cả, đừng tuyệt đối hóa nó, bởi nếu như
thế sẽ khiến ta (nhất là người cầm quyền) không nhìn thấy những ý khác, điều
khác có thể còn đúng, còn hay hơn ý của ta, kể cả những ý kiến trái chiều, đối
lập. Chỉ một cái “vô” đó thôi, chúng ta đã thấy người xưa tiến bộ như thế nào,
cách nay cả hơn 2 nghìn năm.
Vậy mà bây giờ những nhà cai trị nước này, xã hội này, nhất là đảng (cộng sản), luôn cho mình đúng, là đỉnh cao chói lọi. Mỗi nghị quyết của họ đều được họ hãnh diện gọi là ánh sáng (dưới ánh sáng nghị quyết của đảng), có nghĩa sánh ngang với mặt trời. Họ độc quyền, độc tôn chân lý, chỉ riêng mình là đúng. Vênh váo thế nên họ xem thường tất cả mọi ý kiến quan điểm trái chiều, khác suy nghĩ, không chấp nhận những ai nói ngược họ. Khi còn quyền lực trong tay thì họ trấn áp, đe dọa, vùi dập, nhưng liệu trong dòng chảy cuộc sống đang biến đổi tích cực từng ngày từng giờ thì liệu có dậm dọa được mãi không.
Vậy mà bây giờ những nhà cai trị nước này, xã hội này, nhất là đảng (cộng sản), luôn cho mình đúng, là đỉnh cao chói lọi. Mỗi nghị quyết của họ đều được họ hãnh diện gọi là ánh sáng (dưới ánh sáng nghị quyết của đảng), có nghĩa sánh ngang với mặt trời. Họ độc quyền, độc tôn chân lý, chỉ riêng mình là đúng. Vênh váo thế nên họ xem thường tất cả mọi ý kiến quan điểm trái chiều, khác suy nghĩ, không chấp nhận những ai nói ngược họ. Khi còn quyền lực trong tay thì họ trấn áp, đe dọa, vùi dập, nhưng liệu trong dòng chảy cuộc sống đang biến đổi tích cực từng ngày từng giờ thì liệu có dậm dọa được mãi không.
Hồi các thể chế chính trị
trên thế giới còn chia làm hai phe kình địch, lứa 5X chúng tôi ở miền Bắc luôn
được nghe từ đài báo nhà nước, từ cán bộ tuyên truyền rằng chủ nghĩa cộng sản
là mùa xuân của nhân loại, còn chủ nghĩa tư bản đang tự đào mồ chôn, đang giãy
chết. Cứ nghe mãi những điều ấy rồi cũng thành niềm tin mặc dù chẳng biết chủ
nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa tư bản mặt mũi ngang dọc như thế nào. Cái mùa xuân
mà họ nói thì quá xa xôi, chưa biết bao giờ mới theo chim én về, còn tư bản khi
nào chết cũng chả biết. Mọi thứ đều rất mơ hồ, chỉ có nghèo đói, chiến tranh,
xung đột là có thực, phải chứng kiến hằng ngày.
Phải thừa nhận người cộng
sản, dù ở Liên Xô, Trung Quốc hay Việt Nam, rất giỏi tuyên truyền. Họ nắm được
quyền lực, độc quyền quyền lực, rất mạnh tay thực hiện chuyên chính vô sản, huy
động hết tất cả cung bậc của bộ máy tuyên truyền, lại cộng thêm mị dân siêu
hạng, nên có những thứ họ tưởng tượng ra tuy chỉ là bánh vẽ nhưng phần đông dân
chúng cũng tin là thực. Dường như bất cứ điều gì họ chủ trương, nêu ra, họ
(người cộng sản) đều cho là chân lý. Chẳng hạn họ luôn đề cao chủ nghĩa duy
vật, chống lại mọi quan điểm duy tâm; đề cao tập thể, chống tôn phò cá nhân…
nhưng trên thực tế thì ngược lại. Chính họ duy tâm siêu hạng, tôn thờ cá nhân,
sùng bái cá nhân siêu hạng.
Trước hết, có thể thấy rõ sự
kiêu ngạo cộng sản lộ rõ ở những từ ngữ, khẩu hiệu mà họ thường dùng. Hằng ngày
luôn bắt gặp trên sách báo, trong những bản tin đài phát thanh, trên cửa miệng
của cán bộ tuyên truyền, trên những bức tường khắp vùng thành thị lẫn nông thôn
những từ: muôn năm, mãi mãi, vô địch, đời đời bền vững, sống mãi, bách chiến
bách thắng, bất diệt…, tất cả đều hàm chứa sự duy ý chí, phản lại quy luật cuộc
sống. Đi đâu cũng gặp những câu khẩu hiệu dạng: Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến
bách thắng vô địch muôn năm, đảng lao động VN quang vinh muôn năm (giờ đây câu
này gần như hiện diện 100% trên sân khấu tại các hội trường cơ quan đơn vị, chỉ
khác tí ti là thay chữ lao động bằng chữ cộng sản), đảng là người tổ chức và
lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng, chủ tịch… sống mãi trong sự nghiệp của
chúng ta, tình hữu nghị Việt-Xô (Việt-Trung) đời đời bền vững, tinh thần cách
mạng tháng Tám bất diệt… Hồi mấy chục năm trước, tôi đi xe lửa qua chỗ nhà máy
xi măng Bỉm Sơn (do Liên Xô giúp xây dựng) thấy trên nóc nhà máy câu khẩu hiệu
đúc bằng bê tông to vật vã “Tình hữu nghị Việt-Xô đời đời bền vững”, sau nó mất
đi lúc nào không biết. Là người duy vật, lẽ ra họ phải hiểu hơn ai hết rằng
chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi, vững bền muôn thuở, chẳng có gì hoàn hảo không
tì vết. Mặt trời còn có lỗ đen, ngọc họ Hòa còn bị sứt mẻ, nói chi con người,
xã hội loài người. Thế nhưng họ cứ thích nói ngược
Sự sùng bái cá nhân của
người cộng sản dường như một phần được hình thành từ sự kiêu ngạo. Với họ, cứ
là lãnh tụ thì sẽ là thần thánh, là đỉnh cao chói lọi, sáng như vầng thái
dương, đẹp hơn cả mùa xuân. Mỗi lời nói của lãnh tụ chả khác gì lời lời châu
ngọc, hàng hàng gấm thêu. Những Lênin, Mao Trạch Đông, Stalin, Kim Nhật Thành,
Castro, và cả cụ Hồ, đều được họ ca tụng cực kỳ mẫu mực, đẹp đẽ. Còn hơn cả
phật, cả chúa. Không cho ai được động vào thần tượng. Nói đâu xa, ngay cỡ lãnh
tụ tầm vừa vừa nhơ nhỡ ở xứ ta, như các vị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh,
Nguyễn Văn Linh…, tới dịp kỷ niệm ngày sinh ngày mất cứ ồn ào như hội, đó là
chưa kể xây dựng đủ thứ nhà tưởng niệm, tượng đài nọ kia khiến thiên hạ cảm
tưởng đó là thánh chứ không phải người.
Tự xưng là lực lượng tiến bộ
nhất của xã hội loài người, có tư duy khoa học, nhìn nhận sáng suốt, suy nghĩ
biện chứng… nên họ rất kiêu ngạo. Chắc nhiều người còn nhớ, sau cuộc nội chiến
kéo dài suốt hơn 20 năm, người cộng sản giành phần thắng. Thắng nên càng sinh
kiêu ngạo. Sau ngày 30.4.1975 rất phổ biến tâm lý “từ nay đất nước ta hoàn toàn
giải phóng, vĩnh viễn độc lập tự do”, “đất nước ta đã thu về một mối, vĩnh viễn
thoát khỏi ách nô dịch của đế quốc thực dân, vĩnh viễn sạch bóng quân thù, hoàn
toàn tự do độc lập”. Những câu trên tôi trích trong Lời giới thiệu cuốn “Vì độc
lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” của Nhà xuất bản Sự Thật (nhà xuất bản riêng
của đảng), xuất bản tháng 8.1975 (tôi đang có cuốn sách này). Và không chỉ
trong sách, chính Tổng bí thư Lê Duẩn cũng từng rất hào hứng khẳng định trong
diễn văn tại lễ kỷ niệm quốc khánh 2.9.1975 rằng kể từ nay đất nước vĩnh viễn
sạch bóng quân thù, thênh thang con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự mừng rỡ
say chiến thắng thái quá cùng sự kiêu ngạo đã làm họ không thấy những tai họa
cận kề đang rình rập, kéo dài mãi tận bây giờ.
Nhưng có thể châm chước cho
những suy nghĩ như thế nếu ở vào thời điểm núi lửa lịch sử phun trào dung nham
quá nóng quá mạnh, chứ mãi về sau gần nửa thế kỷ, khi đất nước đang loay hoay
xóa đói giảm nghèo, lo tụt hậu, ở khoảng cách rất xa so với những nước trước
kia cùng xuất phát điểm với mình, tham nhũng tràn lan, đạo đức xuống cấp, văn
hóa lộn xộn, dân chủ bị co hẹp… thế mà người đứng đầu đảng vẫn sung sướng tự
hào “từ xưa đến nay, đất nước có bao giờ được thế này chăng”, “Quảng Trị đẹp
nhất từ xưa đến nay”, “Dân chủ đến thế là cùng”… Đó là cái nhìn, cách nghĩ của
anh binh nhì đang tập đội ngũ dậm chân tại chỗ chứ không phải của người đang
làm chủ cuộc sống, chứ chưa nói gì lãnh đạo cuộc sống.
Chính thói kiêu ngạo cũng đã
làm xói mòn phẩm chất đẹp đẽ từng có của người cộng sản. Đã có thời họ gắn bó
với nhân dân, cùng vui cùng buồn, cùng chia bùi sẻ ngọt. Nhưng dần thói kiêu
ngạo đã tách cá ra khỏi nước, khiến họ rất khó coi, trở thành lố lăng, kiểu như
ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hùng hồn tuyên bố
“Nếu ta sai thì ta xin lỗi, còn nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật”. Chắc nhiều người còn nhớ nhận xét nổi tiếng của bà Phó chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan, đại loại “dân chủ của ta còn dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư
bản”. Dạng “lời hay ý đẹp” như thế nhiều lắm, chả thể kể ra hết được.
Thôi thì, nói như nhà thơ
Việt Phương “Ta đã thấy những vết bùn trên các vì sao”, nay chỉ ra vết bùn sự kiêu
ngạo của “sao”, tôi chỉ có mong muốn họ lắng nghe, thực tâm gột rửa để ngày
càng trở nên sạch sẽ, gần gũi với mọi người dân trên đất nước này. Còn họ có
quy kết tôi chống này đối nọ thì tôi cũng đành chịu vậy, chả cãi họ được.